Khả năng duy trì Lợi nhuận độc quyền

A monopolist will set a price and production quantity where MC = MR, such that MR is always below the monopoly price set. A competitive firm's MR is the price it gets for its product, and will have its price equal to MC.

Nếu không có các rào cản gia nhập và thông đồng trong thị trường, thì sự tồn tại của độc quyền và lợi nhuận độc quyền sẽ không kéo dài lâu.[1][3] Thông thường, khi lợi nhuận kinh tế xuất hiện trong một ngành, các tác nhân kinh tế sẽ hình thành các công ty mới trong ngành để thu được ít nhất một phần lợi nhuận kinh tế hiện có.[1][4] Khi các công ty mới tham gia vào ngành, họ tăng nguồn cung sản phẩm sẵn có trên thị trường, và phải thiết lập mức giá thấp hơn để lôi kéo người tiêu dùng mua nguồn cung bổ sung mà họ đang cung cấp để cạnh tranh.[1][4][2][3] Vì người tiêu dùng đổ xô đi mua với mức giá thấp nhất (để tìm kiếm một khoản lời), các công ty cũ trong ngành có thể mất khách hàng hiện tại vào tay các công ty mới gia nhập và buộc phải giảm giá để phù hợp với mức giá mà các công ty mới đưa ra.[1][4][3][6] Các công ty mới tiếp tục tham gia vào ngành cho đến khi giá của sản phẩm được hạ xuống đến mức bằng với chi phí kinh tế trung bình để sản xuất ra sản phẩm, và không còn lợi nhuận kinh tế nữa. [1][4] Khi đó, các tác nhân kinh tế ngoài ngành không còn tìm thấy lợi thế để tham gia vào ngành, nên nguồn cung sản phẩm cũng ngừng tăng lên và giá bán sản phẩm ổn định trở lại.[1][4][2]

Thông thường, công ty mà giới thiệu một sản phẩm hoàn toàn mới có thể đảm bảo độc quyền ban đầu trong một thời gian ngắn.[1][4][2] Ở giai đoạn này, mức giá ban đầu mà người tiêu dùng phải trả cho sản phẩm sẽ cao, và nhu cầu cũng như sự sẵn có của sản phẩm trên thị trường sẽ bị hạn chế. Theo thời gian, khi lợi nhuận của sản phẩm thu về kết quả tốt, số lượng các công ty sản xuất sản phẩm này sẽ tăng lên cho đến khi nguồn cung sản phẩm sẵn có trở nên tương đối lớn và giá của sản phẩm giảm xuống bằng mức chi phí kinh tế trung bình để sản xuất sản phẩm.[1][4][2] Khi đó, tất cả độc quyền liên quan đến sản xuất và buôn bán sản phẩm sẽ biến mất, và độc quyền ban đầu biến thành một ngành cạnh tranh (hoàn hảo). [1][4][2]

Khi người tiêu dùng có thông tin đầy đủ về giá cả có trên thị trường và chất lượng của các sản phẩm được bán bởi các công ty khác nhau, thì tình trạng độc quyền kéo dài sẽ biến mất khi các rào cản gia nhập và thông đồng biến mất.[1][2][9] Các rào cản gia nhập khác nhau bao gồm quyền sáng chế[1][4] và độc quyền tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm[1][4][2]. Công ty Alcoa Aluminium của Hoa Kỳ là một ví dụ nổi tiếng về tình trạng độc quyền do kiểm soát tài nguyên thiên nhiên. Sự kiểm soát của công ty này với "mọi quặng bô xít ở Hoa Kỳ" là một lý do chính khiến "Alcoa Aluminium trở thành nhà sản xuất nhôm độc quyền ở Hoa Kỳ trong một thời gian dài".[4]

Rào cản gia nhập có thể xảy ra trong thị trường mà xuất hiện sự kết hợp chi phí cố định cao trong sản xuất và nhu cầu tương đối nhỏ trong thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí cố định cao dẫn đến chi phí đơn vị sản phẩm trên thị trường cao hơn ở mức sản xuất thấp hơn, và chi phí đơn vị thấp hơn ở mức sản xuất cao hơn, nên sự kết hợp của nhu cầu thị trường sản phẩm nhỏ đối với sản phẩm của công ty và mức doanh thu cao mà công ty cần phải trang trải cho chi phí cố định cao, cho thấy thị trường sản phẩm sẽ bị chi phối bởi một công ty lớn duy nhất sử dụng lợi thế quy mô để giảm thiểu cả chi phí đơn vị và giá thành sản phẩm.[10] Các công ty mới sẽ phải thận trọng hơn khi tham gia vào một thị trường sản phẩm vì lợi nhuận kinh tế thấp rõ rệt có thể ngay lập tức biến thành thiệt hại kinh tế cho công ty họ.[10] Tuy nhiên, vì đặc trưng của hầu hết các thị trường kinh tế khiến chúng trở thành thị trường có thể cạnh tranh, nên mức độ khác biệt về sản phẩm trong cấu trúc thị trường tổng thể sẽ lớn hơn, biến thị trường cạnh tranh thông thường trở nên tương tự như cạnh tranh độc quyền.[10]